Nền kinh tế hậu Covid sẽ thay đổi ra sao?

Đại dịch Covid đang diễn biến rất phức tạp, đang tàn phá nền kinh tế thế giới nhưng cũng khiến cho nhiều sự thay đổi đáng kinh ngạc, vượt quá nhiều dự báo trước đó. Cuộc chiến chống đại dịch tuy vẫn còn nhiều khó khăn ở phía trước, nhưng hồi kết rồi sẽ đến và những thay đổi kinh tế thế giới thời hậu COVID-19 cũng đang hình thành. Giới chuyên gia rất lạc quan và đưa ra dự báo về gam màu sáng của nền kinh tế sắp tới.

Cú sốc từ cái tên Covid

Năm 2020 là một năm bi đát của nền kinh tế, Chưa bao giờ mọi hoạt động kinh tế – xã hội từ công nghiệp, giao thông vận tải đến giáo dục, các lĩnh vực dịch vụ, vui chơi giải trí và kéo theo lực lượng lao động ước tính hơn 3 tỷ người đồng loạt bị ảnh hưởng.

Ngày 5/1/2021, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ thấp dự báo về mức tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu và cảnh báo rằng tình hình có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu tình trạng lây lan của đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp hoặc các chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 bị đình trệ.

Lịch sử cũng cho ta ba bài học về xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng và cấu trúc nền kinh tế sẽ thay đổi ra sao dưới tác động của khủng hoảng.

Đầu tiên, đó là nỗi ám ảnh về những sự cố không thể lường trước vẫn thường trực và có thể thôi thúc người dân tiếp tục giữ tiền. Bằng chứng từ các đại dịch trước đây cho thấy người dân có xu hướng gia tăng tích lũy tiết kiệm khi các cơ hội chi tiêu không còn. Trong nửa đầu những năm 1870, khi dịch bệnh đậu mùa bùng phát, tỷ lệ tiết kiệm ở Anh đã tăng gấp đôi.

Covid có tác động nhiều đến bất động sản?

Đứng trước bối cảnh này người dân sẽ có xu hướng tiết kiệm hoặc đầu tư vào tài sản bất động sản để tích lũy khi các cơ hội chi tiêu không còn. Và thường sau những đợt lao đao về kinh tế thường sẽ dẫn đến lạm phát, đồng tiền sẽ bị mất giá trị, các nhà đầu tư dùng đòn bẩy ngân hàng để đầu tư bất động sản hiện đang có tâm lý sợ hãi. Nhưng đối với nhà đầu tư có tiền mặt nhàn rỗi họ thì bất động sản luôn là kênh đầu tư hàng đầu.

Lúc này có nhiều người khó khăn nhưng cũng có nhiều người vẫn còn tiền mặt. Trong kinh doanh, khó khăn của người này lại là cơ hội của người kia và bất động sản luôn luôn là kênh mà hầu hết người dân đều mong muốn hướng đến. Người Việt Nam có văn hoá sở hữu nên bất động sản là kênh được ưu tiên nhiều nhất. Hiện thị trường không phải khủng hoảng đóng băng như những năm trước mà do dịch bệnh nên tạm dừng, chủ đầu tư không triển khai bán hàng, xây dựng; các chính sách phong toả cũng khiến nhà đầu tư, khách hàng không thể đi xem nhà đất để xuống tiền được. Do đó, nếu dịch bệnh được kiểm soát, việc đi lại thuận tiện hơn, thị trường sẽ trở lại bình thường, thậm chí còn tăng hơn rất nhiều bởi vì yếu tố lạm phát.
“Hiện chưa xuất hiện tình trạng bán tháo cắt lỗ mà chỉ có bán giảm lời. Nghĩa là trước dịch họ kỳ vọng đầu tư vào bất động sản lời 20% thì nay họ bán với mức lợi nhuận kỳ vọng 10% và họ sẽ chọn một trong nhiều bất động sản họ đang có để bán chứ không phải bán ồ ạt”.
Một chuyên gia bất động sản nói rằng, dựa trên các số liệu gần đây về các dự án của Hưng Thịnh, Dự án Moonlight Centre Point… mở bán online với tỉ lệ mở bán thành công đạt 98-100%, . Ông này phân tích giá bất động sản khó giảm khi giá một dự án được hình thành bởi 5 yếu tố gồm: tiền đất, tiền xây dựng, chi phí vốn, chi phí quản lý, lợi nhuận kỳ vọng. Cả 5 yếu tố này không những không giảm còn tăng, chỉ có yếu tố lợi nhuận kỳ vọng chủ đầu tư có thể giảm, nhưng không nhiều.
Gam màu sáng về bất động sản khi kiểm soát được dịch covid
Một chuyên gia bất động sản cũng cảnh báo, trong ngắn hạn, nếu tình hình dịch bệnh tại TP.HCM tiếp tục diễn biến phức tạp đến cuối quý 3 sẽ khiến doanh số của một số doanh nghiệp bất động sản sẽ bị ảnh hưởng do việc bán hàng bị hạn chế.
Về dài hạn thì đây là cơ hội cho thị trường bất động sản. Bởi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công đang được Chính phủ đẩy mạnh và quyết liệt hơn trong nửa cuối 2021. Các dự án đầu tư công, đặc biệt là các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, có tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản và sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính của nó trong tương lai. Khi đầu tư công được đẩy mạnh, cùng với lãi suất vay thế chấp thấp lịch sử, cũng như nút thắt pháp lý đang dần được nới lỏng, thị trường bất động sản sẽ bật lên mạnh mẽ ngay khi dịch được kiểm soát.

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
Email
Scroll to Top